Chương trình hướng dẫn sử dụng máy tính cho sinh viên

Hướng dẫn sử dụng máy tính giải toán thống kê cho sinh viên


I.HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY TÍNH CẦM TAY (Nếu sinh viên đã quen dùng máy thì phần này chỉ sơ lược)
II.TÙY THEO TỪNG LỚP MÀ ÁP DỤNG CÁC PHẦN SAU:
1) Giải phương trình theo chương trình cài sẵn và theo phím SOLVE.
2)Số phức dưới dạng Đề-cac và dạng cực kèm theo các phép tính +,-,x,:, lũy thừa, số liên hợp, đổi dạng.
3)Vec-tơ 1,2,3 thành phần với các phép tính:cộng trừ, tích vô hướng, tích hữu hướng..v.v.Các ứng dụng
4)Ma trận với các phép tính cộng, trừ, tích vô hướng,nghịch đảo ,tính định thức-Các ứng dụng.
5)Thống kê SD. tính đến hàm phân phối.
6)Hồi quy(6 hồi quy) với các tổng và biến, số dự đoán.
7)Giai thừa, tổ hợp,chỉnh hợp với các ứng dụng.
8 )Hàm lượng giác-Hàm hyperbolic với các ứng dụng.
9)Giới hạn ,đạo hàm, tích phân (kể cả những hàm mà nguyên hàm không biểu diễn được bằng các hàm thông thường,kiểm tra kết quả vài bài lim của tích phân . . .) với các ứng dụng
10)Đổi tọa độ cực và đề các-Ứng dụng
11)Hàm logarit, hàm mũ và các ứng dụng.
12)Hệ đếm cơ số n (cơ số 2- 8-10-16) với các phép chuyển đổi cơ bản, logic.
13)Hằng số khoa học và đổi đơn vị
14)Dùng phím CALC để tính giá trị biểu thức
15)Dùng dấu = và : để chạy vòng lặp. Úng dụng trong dãy số, giải phương trình nghiệm nguyên, giải phương trình và hệ phương trình bằng phép lặp.
16) Giới thiệu một số máy tính bỏ túi cao cấp và các phần mềm dành cho toán như Maple , Mathematica nhằm để kiểm tra kết quả của máy tính bỏ túi


Ỳ Kiến về Dạy Thống Kê ở Đại học

Ngày 12 tháng 04 năm 2007 Trong cuộc hội thảo về "CHƯƠNG TRÌNH GIẢNG DẠY XÁC XUẤT - THỐNG KÊ TRONG CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG VÀ ĐẠI HỌC" được diễn ra tại Trường ĐHSP Kỹ Thuật TpHCM do hội toán học TpHCM tổ chức Thầy Nguyễn Trường Chấng đã đưa ra ý kiến:
Việc giảng dạy thống kê trong các trường Phổ Thông và Đại Học hiện nay có thể thực hiện dễ dàng bởi các yếu tố sau:
- Ở Phổ Thông hiện nay đã được dùng máy tính bỏ túi CASIO FX500MS (Cấp 2) và CASIO FX570MS mà các máy này có sẵn chương trình thống kê, máy FX570MS còn tính được t, Q(t), P(t), R(t). Về hồi quy một biến các máy trên có chương trình hồi quy tuyến tính, Lũy thừa, mũ, Logarit, nghịch đảo, bậc 2 với các kết quả hệ số A, B, C. Số tương quan R, số dự đoán x^, y^.
- Ơ Đại Học, những sinh viên chưa có đủ điều kiện kinh tế thì vẫn dùng máy CASIO FX570MS, trong trường hợp có điều kiện tốt hơn thì dùng máy CASIO FX2.0 PLUS có cả chương trình thống kê, hồi quy tuyến tính, thêm cả hồi quy bậc 3,4, Hồi quy hình Sin, hồi quy Logistic và tính được cả các bài toán về:
+ Phân Phối: Phân phối nhị thức, phân phối Poisson, phân phối Geometric, phân phối bình thường (mật độ và xác xuất), phân phối Student, phân phối χ2 , phân phối Fisher.
+ Khoảng tin cậy cho trung bình tổng thể, phương sai, tỷ lệ, hai tổng thể.
+ Kiểm định (Test Z một mẫu, hai mẫu, tỷ lệ, test F, tương quan, hồi quy tuyến tính, test χ2, Test Anova 1, Test Anova 2).
Tại lớp học , cán bộ giảng dạy nên hướng dẫn học sinh - sinh viên sử dụng máy tính thành thạo để khi ra trường thì những người này mới ứng dụng được trong tính toán công việc thực tế, nếu không học sinh - sinh viên chỉ đối phó để làm bài kiểm tra lúc học mà thôi và sẽ quên hết khi ra trường.

BÀI TOÁN VỀ KIỂM ĐỊNH ANOVA 2 TRÊN MÁY TÍNH BỎ TÚI CASIO FX 2.0 PLUS.

Đề bài:
Khi đo độ bền của 8 mẫu kim loại được sản xuất theo hai mức độ thời gian A1, A2 và theo 2 mức độ nhiệt độ B1, B2, ta được các số liệu về độ bền theo bảng sau:

                                   B (nhiệt độ)

  A( thời gian)

B1                                                                   B2

A1

 

113,     116 139,    132

A2

 

113,     131 126,     122




Với mức ý nghĩa α = 5%, hãy xác định: độ bền của các mẫu kim loại có hay không khác nhau do:
1)Thời gian luyện
2)Nhiệt độ luyện
3)Tương tác của thời gian và nhiệt độ luyện.

Bài giải:
Dùng máy Casio fx 2.0 Plus.
Sử dụng chương trình TEST - ANOVA 2

Lập
List 1 = {1 1 1 1 2 2 2 2}
List 2 = {1 1 2 2 1 1 2 2}
List 3 = {113, 116, 139, 132, 133, 131, 126, 122}

Gọi chương trình
Ấn phím F3 (TEST)
Ấn phím 5 (ANOVA)

Nhập số liệu
How many: 2
Factor A: List 1
Factor B: List 2
Dependnt: List 3
Save Res: None
Đưa con trỏ đến Execute và ấn phím F1 (CALC)

Kết quả

ANOVA

              

df        

 ss         ms             F       p            

 A

B

AB

ERR

1               

1

1

4

18

84,5

420,5

39

18

84,5

420,5

9,75

1.8461

8,6666

43,128

 

 

0,2458

0,0422

2,7E - 3

 

 

                                                                                            

Ta dùng P để kết luận nhanh
Về thời gian (A): PA = 0.2458 > α = 0.05
⇒ Sự khác nhau về độ bền do thời gian bị bác
Về nhiệt độ (B): PB = 0.0422 < α = 0.05
⇒ Sự khác nhau về độ bền do nhiệt độ được chấp nhận
*Về tương tác của thời gian và nhiệt độ (A . B):
PAB = 2.7E - 3 < α = 0.05
⇒ Sự khác nhau về độ bền do tương tác của thời gian và nhiệt độ được chấp nhận.

Kết luận:
Với α = 0.05 thì thời gian không ảnh hưởng đến độ bền, nhiệt độ có ảnh hưởng đến độ bền, và tương tác của thời gian với nhiệt độ ảnh hưởng cao đến độ bền.