Phòng Chống Cháy Nổ – Trách Nhiệm Không Của Riêng Ai

Từ trước đến nay, xã hội vẫn nghĩ phòng chống cháy nổ là trách nhiệm của lực lượng phòng cháy chữa cháy. Nhưng thực tế sau mỗi vụ cháy, nổ cho thấy trách nhiệm phòng chống cháy, nổ không phải của riêng ai, mà là của toàn xã hội, trong đó, đầu tiên và quan trọng nhất vẫn là tự ý thức của mỗi cá nhân. 

Từ xa xưa, cha ông ta đã sắp xếp thứ tự "Thủy, Hỏa, Thiên tai, Đạo tặc", như vậy là Hỏa (cháy, nổ) được xếp hàng thứ hai sau Thủy (lũ lụt) và được xếp trên Thiên tai và Đạo tặc. Điều đó cho thấy vấn đề nghiêm trọng của cháy, nổ và ý thức phòng chống cháy, nổ từ xa xưa đã được cha ông ta hết sức coi trọng. Chỉ cần một chút bất cẩn, sơ xảy, thiếu ý thức phòng chống cháy là "bà Hỏa" có thể ập đến bất kỳ lúc nào và ở bất cứ đâu, thậm chí dẫn đến những hậu quả hết sức khôn lường.

Theo thống kê của Bộ Công an, trong 10 năm trở lại đây, cả nước đã xảy ra 16.767 vụ cháy ở các nhà máy, xí nghiệp, kho hàng, cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân. Thiệt hại về tài sản và làm thương vong cho con người ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế và an sinh xã hội. Nguyên nhân của các vụ cháy đều bắt nguồn từ ý thức của con người. Chính vì vậy xây dựng và nâng cao ý thức phòng chống cháy nổ tại doanh nghiệp là việc làm cần thiết, thường xuyên và liên tục.

Trong tháng 8 và tháng 10 vừa qua, BITEX đã phối hợp với Lực lượng phòng chống cháy nổ chuyên nghiệp của Công An Quận 6 và Công An Quận Bình Tân, tổ chức diễn tập phòng chống cháy nổ, cứu hộ và cứu nạn tại trụ sở công ty và kho hàng. Tham gia diễn tập là lực lượng chữa cháy tại chổ của công ty và toàn thể nhân viên BITEX. Buổi diễn tập kết thúc tốt đẹp, được đại diện Lực lượng cảnh sát phòng cháy chữa cháy công nhận đạt yêu cầu. Tuy nhiên, đây chỉ là hoạt  động theo định kỳ mỗi năm 1 lần, nên nếu không được tổ chức thường xuyên thì các phản ứng cũng như cách thức xử lý ứng phó khi có tình huống cháy nổ không được nhạy bén.

Nhằm bảo vệ tài sản của công ty cũng như bảo vệ tính mạng của chính bản thân chúng ta, mỗi cá nhân hãy xây dựng cho mình một ý thức phòng chống cháy nổ cao độ. Xuất phát của việc xây dựng ý thức này là những việc làm hết sức đơn giản nhưng mang lại hiệu quả rất cao để góp phần vào việc “phòng cháy” hơn là “chữa cháy”.

Hãy tắt khi không sử dụng các thiết bị hàng ngày như:

-       Đèn, quạt, máy tính, máy chiếu, máy in, máy điều hòa khi rời phòng làm việc/ phòng họp

-       Tuyệt đối không để những vật dụng dễ hoặc gây cháy gần các nơi sinh nhiệt (ổ cắm điện, thùng CPU, máy in, máy photo… )

-       Sắp xếp đồ vật ngăn nắp, gọn gàng, tạo thông thoáng cho lối đi và lối thoát hiểm.

-       Tham gia các lớp tập huấn phòng chống cháy nổ do Công an tổ chức.

Ngoài ra, hãy thường xuyên cập nhật tài liệu về cách thức chữa cháy tại chổ và công tác cứu hộ tại chổ. Mỗi khu vực/ tầng làm việc cần phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên để thường xuyên kiểm tra việc phòng cháy và ứng xử khi có sự cố cháy nổ xảy ra.

Hãy xem công ty là nhà và tài sản của công ty là tài sản của chúng ta, mỗi cá nhân hãy quan tâm và tuân thủ tuyệt đối các qui định về phòng cháy để giảm thiểu tối ta những tác nhân có thể gây ra cháy nổ.

Một số hình ảnh của buổi diễn tập chữa cháy và cứu hộ cứu nạn:

Các tin khác :